Mùa hè nắng nóng, tiết trời khó chịu là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vậy nên, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cũng cao hơn bình thường, các bệnh truyền nhiễm nhờ đồ ăn tăng đột biến. Vậy đâu là nguyên nhân chính, các biện pháp khắc phục tạm thời là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để áp dụng một cách nhanh chóng nhé.
Nguyên nhân gây ngộ độc
Nhiệt độ trời càng cao 37 – 42 độ C thì vi khuẩn càng phát triển mạnh, nhân gấp 2 – 3 lần so với nhiệt độ phòng. Ông Trần Ngọc Tụ, trưởng chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho hay. Trong thực phẩm có 7 loại vi khuẩn chủ yếu. Như vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột, bị tiêu chảy; Vi khuẩn Salmonella gây thương hàn; Vi khuẩn Shigella gây đau bụng cấp, tiêu chảy …
Một khi thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn, gây ôi thiu thì dù có được đun sôi lại độc tố vẫn còn. Như vậy, người sử dụng vẫn còn nguy cơ bị ngộ độc, thậm chí ngộ độc nặng.
Mặt khác, theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong (Cục trưởng an toàn thực phẩm bộ y tế) mùa hè dễ tăng ô nhiễm nước, môi trường do rác thải sinh hoạt để lên men, nước thải. Và sự tăng đột ngột của côn trùng truyền bệnh muỗi, ruồi, nhặng… Những nhà hàng có kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn hàng dong, đường phố nếu không tuân thủ các quy định sẽ dễ xảy ra vấn đề khi hoạt động.
>> Có thể bạn quan tâm: Top thực phẩm tốt cho não giúp tăng cường trí nhớ
Những thói quen có hại dẫn tới ngộ độc thực phẩm
Việc người tiêu dùng lưu trữ thức ăn từ sáng tới chiều tối, thậm chí để qua đêm. Trong môi trường bình thường thực phẩm để quá lâu ngoài trời nóng dễ bị thiu, chua có mùi khó chịu. Để đồ ăn, thực phẩm tươi sống được an toàn thì bạn nên chế biến vừa đủ và chế biến rồi ăn ngay.
Với trường hợp tệ hơn thì hãy che đậy kín sản phẩm cần bảo quản bằng màng bọc thực phẩm. Như màng PE, hộp nhựa, bát thủy tinh có lắp đậy, cất trong tủ lạnh… Thế nhưng tủ lạnh cũng cần chọn một mức nhiệt độ phù hợp để lạnh vừa phải. Nếu để cao quá thì gây đóng đá, còn thấp quá thì không đủ lạnh.
Một gợi ý cho bạn là nên lựa chọn mua tủ có công nghệ Inverter như tủ lạnh side by side Teka, tủ lạnh Bosch, tủ lạnh Fagor…. Với kiểu dáng tinh tế, nhiều model cho bạn lựa chọn cùng với các chức năng tiện dụng, bảo quản đồi ăn tốt, hỗ trợ nhiều cho người dùng. Nhờ đó mà nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ được giảm xuống mức thấp nhất. Và chỉ nên để thực phẩm sống trong tủ 3 – 5 ngày, thực phẩm chín cần hâm nóng lại trước khi ăn.
Một số mẹo nhỏ và các nguyên tắc phòng ngừa
Chúng ta được khuyến cáo rằng, việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền cho thực phẩm trong mùa hè là rất cần thiết. Các nhà nội trợ cần chọn mua, sử dụng và chế biến các món khi tươi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đặt biệt là đồ ăn còn sống, nguy cơ nhiễm dịch rất cao. Nên vệ sinh đảm bảo cho dụng cụ nấu ăn, quy trình chế biến thực phẩm, nấu bằng nguồn nước sạch. Và đặc biệt cần bảo đảm lưu trữ kín trong tủ lạnh với nhiệt độ lạnh trung bình ở mức 4.
Đối với các nhà sản xuất, trực tiếp kinh doanh thực phẩm, mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh. Cần phải giữ đạo đức nghề nghiệp góp phần tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Ông Trần Ngọc Tụ cho rằng chỉ nên chọn các địa điểm ăn uống uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số dấu hiệu cho việc bị ngộ độc là đi ngoài, tiêu chảy, đau bụng buồn nôn và nôn khan, mệt mỏi, khó chịu …Ngộ độc cấp có lẽ do nguyên nhân ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật, hóa chất với dư lượng lớn.
Cần có biện pháp sơ cứu tạm thời như làm cho người bệnh nôn ra, tạo phản xa tự nhiên. Một khi gặp phải tình trạng lơ mơ, co giật thì không được nôn đề phòng bị sặc. Hãy đưa người bệnh tới trung tấm y tế, cấp cứu gần nhất để được khám và chữa kịp thời.
>> Xem thêm: Top 5 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả